Các tướng biến chất đá sừng Đá sừng

Các tướng đá biến chất trong không gian áp suất-nhiệt độ.
Các tướng đá sừng chiếm vùng áp suất thấp của không gian này.

Các tướng đá sừng chiếm phần không gian nhiệt độ-áp suất biến chất với áp suất thấp nhất và nhiệt độ từ thấp đến cao. Nó được chia nhỏ thành chế độ nhiệt độ thấp gồm đá sừng albit - epidot, chế độ nhiệt độ trung bình là đá sừng hornblend, chế độ nhiệt độ cao là đá sừng pyroxen, và chế độ nhiệt độ cực cao của sanidinit. Loại cuối cùng này đôi khi được coi là một tướng đá riêng biệt. Áp suất tối đa vào khoảng 2 kbar và nhiệt độ khoảng 300-500 °C đối với tướng đá sừng albit-epidot, 500-650 °C đối với tướng đá sừng hornblend, 650-800 °C đối với tướng đá sừng pyroxen và trên 800 °C đối với tướng sanidinit.[3][9]

Các khoáng vật thực tế có trong mỗi tướng đá phụ thuộc vào thành phần của đá nguyên thủy. Đối với đá nguyên thủy mafic, các tướng đá sừng albit-epidot có đặc trưng là albit và epidot hoặc zoisit với lượng nhỏ actinolitclorit. Nó nhường chỗ cho horblend, plagioclase, pyroxen và granat trong các tướng đá sừng horblend, tới lượt mình nó nhường chỗ cho orthopyroxen, augit, plagioclase và lượng granat dấu vết đặc trưng trong các tướng đá sừng pyroxen và tướng sanidinit. Hai loại sau cùng này không thể phân biệt được đối với thành phần này của đá nguyên thủy.[9]

Đối với đá nguyên thủy siêu mafic, các tướng albit-epidot có đặc trưng là serpentin, talc, tremolit và clorit, nhường chỗ cho forsterit, orthopyroxen, hornblend, clorit, lượng nhỏ spinel nhôm đặc trưng và magnetit trong các tướng đá sừng hornblend, tới lượt mình nó nhường chỗ cho forsterit, orthopyroxen, augit, plagioclase, và spinel nhôm trong các tướng đá sừng pyroxen. Các tướng sanidinit đối với thành phần này chỉ khác với các tướng đá sừng pyroxen ở sự biến mất của spinel nhôm.[9]

Đối với đá nguyên thủy pelit, trình tự là thạch anh, plagioclase, muscovit, clorit và cordierit trong các tướng albit-peridot; thạch anh, plagioclase, muscovit, biotit, cordierit và andalusit trong các tướng đá sừng horblend; thạch anh, plagioclase, orthoclase, andalusit, sillimanit, cordierit và orthopyroxen trong các tướng đá sừng pyroxen. Các tướng sanidinit có thạch anh, plagioclase, sillimanit, cordierit, orthopyroxen, sapphirin và spinel nhôm.[9][13]

Đối với đá nguyên thủy dạng đá vôi, trình tự là canxit, dolomit, thạch anh, tremolit, talc và forsterit cho các tướng đá sừng albite-peridot; canxit, dolomit, thạch anh, tremolit, diopside và forsterit cho các tướng đá sừng horblend; canxit, thạch anh, diposide, forsterit và wollastonit cho các tướng đá sừng pyroxen; canxit, thạch anh, diopside, forsterit, wollastonit, monticellitakermanit cho các tướng sanidinit.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đá sừng //doi.org/10.1017%2FS0016756800068114 //doi.org/10.1180%2Fminmag.1942.026.178.04 http://www.allerdale.gov.uk/leisure-and-culture/mu... http://www.explorenorthpennines.org.uk/sites/defau... https://www.youtube.com/watch?v=LUFv4rbBkhg https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1942MinM...26..2... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1952GeoM...89..4... https://web.archive.org/web/20100619025947/http://... https://web.archive.org/web/20160809173935/https:/... https://pubs.geoscienceworld.org/msa/ammin/article...